Người giữ lửa cuối cùng của việc chế tác túi thơm truyền thống

English English  Japanese Japanese

Người giữ lửa cuối cùng của việc chế tác túi thơm truyền thống

Share |

Những chiếc túi thơm nho nhỏ xinh xinh đầy màu sắc sặc sỡ có một mùi thơm dịu trong ngày tết Đoan Ngọ có lẽ là món quà đặc biệt nhất cho các trẻ em. Một chiếc túi thơm truyền thống được may thủ công bằng vải, bên trong có chứa các hương liệu như: hùng hoàng, lá ngải phơi khô băm nhỏ, … là những “lá bùa” may mắn che chắn cho trẻ nhỏ khỏi sự gây hại của các loài sâu bọ côn trùng.

Những chiếc túi thơm nho nhỏ xinh xinh đầy màu sắc sặc sỡ có một mùi thơm dịu trong ngày tết Đoan Ngọ có lẽ là món quà đặc biệt nhất cho các trẻ em. Một chiếc túi thơm truyền thống được may thủ công bằng vải, bên trong có chứa các hương liệu như: hùng hoàng, lá ngải phơi khô băm nhỏ, … là những “lá bùa” may mắn che chắn cho trẻ nhỏ khỏi sự gây hại của các loài sâu bọ côn trùng.

Theo truyền thống của đồng bào người Hoa, vào ngày tết Đoan Ngọ, gia đình nào có trẻ nhỏ nhất định sẽ mua cho bé 1 cái để đeo trong những ngày hè nóng nực với mong muốn cho bé khỏe mạnh chóng lớn và cầu mong những điều may mắn sẽ đến với bé. Tuy nhiên, theo đà phát triển của xã hội, việc chế tác những chiếc túi thơm cầu kỳ như thế đã không còn ai thực hiện nữa, đã từng có một thời gian thị trường du nhập những chiếc túi thơm được sản xuất đồng nhất và bên trong túi thường chứa một viên long não và nó đơn thuần chỉ là 1 vật trang trí vô hồn nên từ từ đã biến mất khỏi thị trường tết Đoan Ngọ truyền thống.

Vào những ngày cận tết Đoan Ngọ, trong không khí náo nhiệt của thị trường bánh ú và các vật phẩm khác phục vụ cho ngày tết này thì tại trước cổng Miếu Quan Âm (đường Lão Tử, Quận 5) chúng ta lại thấy một cụ bà với dáng người nhỏ nhắn đang tỉ mỉ ngồi khâu vá bên vệ đường, trước mặt cụ là một cái giá gỗ được dựng lên một cách tạm bợ, nhưng trên cái giá gỗ này lại treo lủng lẳng những chiếc túi đầy màu sắc sặc sỡ. Đó chính là cụ bà Lý Liên - có lẽ được xem là người giữ lửa cuối cùng cho nét văn hóa truyền thống của việc chế tác túi thơm thủ công của thành phố này.

Cụ năm nay đã 76 tuổi nên mắt đã hơi mờ, cụ cho biết thời gian để làm ra một chiếc túi thơm tốn rất nhiều thời gian của cụ, từ đầu năm đến nay, cụ đã khẩn trương “gia công” may khâu được gần 100 chiếc túi thơm để kịp đưa ra bày bán trên thị trường cho các bé. Cụ cho biết mình làm công việc chế tác những chiếc túi thơm này đã gần 20 năm, và tất cả đều được cụ làm thủ công từng chiếc một, có tận mắt chứng kiến cụ chăm chú từng đường kim mũi chỉ mới thấy được rằng những nét văn hóa truyền thống của ngày tết Đoan Ngọ đang được cụ cẩn thận tỉ mỉ truyền vào những sản phẩm nhỏ bé nhưng mang đậm nét nhân văn này. Trước tết Đoan Ngọ một ngày, tác giả bài viết đã dẫn bé đến gian hàng của cụ để mua 1 chiếc túi thơm, trên giá gỗ của cụ chỉ còn duy nhất một mẫu túi thơm hình trái đào, cụ cho biết trong những ngày qua đã bán gần hết các mẫu khác nên giờ chỉ còn chục chiếc túi hình trái đào tranh thủ bán cho hết vào ngày hôm nay; trên tay cụ vẫn còn đang tranh thủ chế tác một chiếc túi thơm hình bánh ú bằng chỉ ngũ sắc cho một khách hàng đặt trước, khi thấy bé nhìn chăm chú vào chiếc túi có hình bánh ú sặc sỡ mà không màng tới chiếc túi hình trái đào, cụ đã mỉm cười và nói với bé là cụ sẽ dành cho bé chiếc túi hình bánh ú ngũ sắc này và sẽ tranh thủ giờ nghỉ trưa để làm cái khác cho khách đã đặt trước đó. Với giá cả cho một chiếc túi là 12.000 đồng, nhưng công sức và tâm trí để tạo ra nó đã vượt qua hẳn giá trị này, khi trao cho bé chiếc túi thơm hình bánh ú ngũ sắc với nụ cười hạnh phúc, có thể thấy rằng cụ đã rất mãn nguyện với công việc thầm lặng của mình và cụ tin chắc rằng chiếc túi thơm do mình làm ra sẽ thực hiện đúng chức năng của nó - đó chính là mang đến những điều may mắn cho bé, cầu mong cho các bé khỏe mạnh chóng lớn để trở thành những người chủ tương lai của đất nước.

Trần Chí Minh (Tin / Ảnh

 
LÊN ĐẦU
TRANG