Cách phân biệt Gấm, Vân, The, Lĩnh, Lụa

English English  Japanese Japanese

Cách phân biệt Gấm, Vân, The, Lĩnh, Lụa

Share |

The La, lĩnh Bưởi, chồi Phùng Lụa Vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên. (Ca dao) Tơ lụa Hà Đông là mặt hàng dệt thủ công bằng tơ tằm, là quê hương của vùng tơ lụa lâu đời, lừng danh của nước ta. Mặt hàng tơ lụa Hà Đông có nhiều loại khác nhau như: lụa, là, gấm, vóc, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, đũi, kỳ cầu,...Tùy theo yêu cầu của thị trường, mà người thợ ở đây cho ra thứ hàng đó kịp thời.

Sau đây là sự khác biệt của từng loại vải:(Túi Việt sưu tầm)

1. Gấm: Là loại hàng dệt dày, nhiều màu sắc khác nhau như gấm lam, gấm hồng, cánh chấu, gấm đỏ, gấm vàng,.... Hoa trên gấm thường có màu tươi rực rỡ, được dệt cài nổi, tựa như thêu chỉ các màu rất khéo trên nền sa tanh. Trên một tấm gấm có nhiều màu gọi là gấm ngũ thể hay thất thể (gấm 5 hay 7 màu). Sợi ngang, sợi dọc mỗi tấm gấm đều nhuộm màu theo đúng gam màu định trước. Sợi dọc tạo nền chìm ở dưới. Sợi ngang tạo hoa nổi ở trên (mặt phải gấm). Khi ánh sáng dọi vào thì ở mỗi góc nhìn, mặt hoa gấm phản chiếu nhiều sắc độ màu khác nhau, trông lóng lánh, sinh động.
Gấm là mặt hàng quý nhất, khó làm nhất trong các hàng tơ lụa. Người ta coi gấm là “Bà Chúa” của các loại hàng dệt tơ, lụa. Xưa nay, chỉ rất ít nghệ nhân biết dệt gấm. (Túi Việt sưu tầm)

2. Vân: Là mặt hàng lụa mỏng có hoa nổi, hoa chìm. Hoa nổi trên mặt lụa thì bóng mịn. Còn hoa chìm phải soi lên ánh sáng mới thấy được. Vân do Vạn Phúc dệt là loại sản phẩm nổi tiếng. (Túi Việt sưu tầm)

3. Lụa: Bao gồm các loại lụa trơn, lụa hoa; là mặt hàng dệt theo kiểu đan lóng mót, nhưng mặt lụa rất mịn màng, óng ả. Khổ rộng tấm lụa vừa phải, nên việc may cắt khá thuận lợi. (Túi Việt sưu tầm)

4. The, sa, xuyến, băng, quế:
Các loại sản phẩm này có đặc điểm chung, nét đặc sắc là đều dệt thủng (nghĩa là trên mặt vải đều có những lỗ thủng rất đẹp). Nhưng chúng khác nhau ở chỗ, cách bố cục sợi dọc, sợi ngang không giống nhau. Lỗ dệt thủng giữa các loại này khác nhau về kích thước và độ thưa, dày. Kỹ thuật dệt như thế vừa tạo ra các loại hàng dệt khác nhau, vừa tăng thêm tính thẩm mỹ của từng mặt hàng tơ lụa, tùy theo thị hiếu của người tiêu dùng. (Túi Việt sưu tầm)

5. Lĩnh, đoạn, vóc, sa tanh:
Là loại hàng dệt dày. Số lượng sợi dọc của các loại hàng này đều nhiều hơn lụa. Mỗi tấm lĩnh, đoạn, vóc, sa tanh có số sợi dọc quãng độ 8.000 sợi. Trong khi đó, lụa chỉ chừng 3.000 sợi dọc mỗi tấm. KHi dệt các hàng dệt dày này, thì một răng go có 8 hột cửi đi qua. Người thợ khi dệt phải làm sao để tạo cho sợi dọc nổi lên nhiều hơn, để mặt vải bóng nhoáng hơn.
Nghệ thuật trang trí và hoa văn trên lụa được xem như mẫu mực của phong cách tạo hình trên chất liệu mỏng, bằng tơ sợi của các nghệ nhân. đó là các đề tài hoa lá và các sự vật quen thuộc của người Việt và các dân tộc thiểu số. Đề tài thường gặp là: Ngũ phúc, Long vân, Nguyên hoa, hoa lộc, thọ đỉnh, quần ngư vọng nguyệt, ... Nhìn chung, hoa văn dệt truyền thống bố trí đối xứng, không rườm rà, luôn mềm mại, phóng khoáng. Đặc biệt, văn hóa, lá thì theo thế liên hoàn, cân đối, thoáng đạt.
Kỹ thuật hồ sợi đòi hỏi rất cao. Ở Vạn Phúc, người ta pha thêm sáp ong để hồ và có bí quyết riêng làm cho sợi hồ vừa dẻo dai, vừa bóng, đẹp hơn hẳn những nơi khác. (Túi Việt sưu tầm)
(Tin, bài Phòng TTCN&LN-Sở Công Thương)

 
LÊN ĐẦU
TRANG